gioi-thieu-dalosa-viet-nam
tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
duoc-lieu-thien-nhien-dalosa-vn
dau-nen-thien-nhien-dalosa-vn-f
chung-nhan-tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
the-manh-cua_-dalosa-vn
ung-dung-tinh-dau-thien-nhien
dalosa-vietnam-chuc-mung-nam-moi-2025
TÌM KIẾM NHANH NHẤT - HÃY NHẬP TÊN SẢN PHẨM HOẶC BÀI VIẾT MÀ BẠN CẦN TÌM VÀO Ô BÊN DƯỚI
GIỎ HÀNG
KHUYẾN MÃI

 

ĐẠT CHỨNG NHẬN & KIỂM ĐỊNH BỞI:
chung_nhan_concertf
chung_nhan_gmpf
chung_nhan_halalf
chung_nhan_iso_9001_2015f
chung_nhan_quatest_3f
chung_nhan_thien_nhienf
chung_nhan_usadf
chung_nhan_vinacontrolf
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline & Zalo: 0967 22 7899

Tư vấn & Viber: 0902 82 2729

THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online: 106
Trong Ngày: 606
Trong Tuần: 4408
Tổng Lượt Truy Cập: 14962111

Hoạt chất Menthol và Ứng Dụng của tinh dầu Bạc Hà

LƯỢT XEM: 2485121

Đánh giá

 

HOẠT CHẤT MENTHOL- DƯỢC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU BẠC HÀ

Thành phần chính của tinh dầu bạc hà - Peppermint là menthol chiếm từ 50% đến 70%. Những tác dụng chính của tinh dầu bạc hà là kháng khuẩn, làm mát, ức chế đau, sát khuẩn .... các chế phẩm thường thấy có tinh dầu bạc hà như: thảo dược, thực phẩm chức năng, kem đánh răng, nước xúc miệng, sử dụng xông hơi và sử dụng rất nhiều trong các mỹ phẩm khác.

1. Thông tin thực vật về Cây Bạc Hà

  • Cây Bạc Hà, có tên khoa học là Mentha arvensis L.; Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Cây Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi thơm. Ở các tỉnh như: Hưng Yên, Hà Nội và mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
  • Bạc Hà có nhiều loài, nên cần chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn:
  • Bạc hà Việt Nam, Trung Quốc: M. arvensis L.
  • Bạc hà châu âu: M. piperita L.
  • Lục bạc hà: M. viridis L.; M. spicata. L.; M. citrata Ehrh.

Bộ phận chiết xuất tinh dầu.

  • Toàn thân (bỏ rễ): dùng tươi hoặc khô; Tinh dầu Bạc hà; Menthol: Chất chiết từ tinh dầu Bạc hà; Ba bộ phận này đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Thu hái:

  • Bạc hà được thu hái từ 2 – 3 lần trong năm (tháng 3, tháng 5, tháng 9 – 10) lúc cây chưa ra hoa hay vừa ra hoa. Cắt lấy thân lúc thời tiết khô ráo với kích thước quy định (duới 30cm); đem phơi trong râm cho khô (có thể sấy Ở nhiệt độ thấp (40 – 45′ C).
  • Cần phải thu, hái đúng thời vụ mới cho sản lượng và chất lượng tốt. Dược liệu Bạc hà tốt phải có chứa ít nhất 0,5% tinh dầu.

2. Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà

  • Thành phần chính của tinh dầu bạc hà:
  • Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone, …

3. Dược tính của tinh dầu Bạc Hà

  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
  • Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
  • Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
  • Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
  • Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
  • Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
  • Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
  • Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ
  • Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
  • Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.

su-that-ve-tinh-dau-thien-nhien-va-quan-niem-sai-lam_2

4. Ứng dụng chính của tinh dầu bạc hà

  • Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.v
  • Sử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khác
  • Sử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hương
  • Nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.

THÔNG TIN CẦN BIẾT



  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản đều vi phạm Tác Quyền

  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

dathongbaobocongthuong
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • CÔNG TY TNHH TINH DẦU - THẢO DƯỢC DALOSA VIỆT NAM
  • DALOSA VIETNAM ESSENTIAL - HERBAL CO., LTD (DALOSA CO., LTD)
  • MST: 0313944542
  • Trụ Sở: 234/1 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Văn Phòng Giao Dịch (Showroom) : 265 Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kho Hàng: 170/17 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đặt hàng & Zalo: 0967 22 7899 - Tư Vấn & Viber: 0902 82 2729
  • Email: vanhung1019@gmail.com - dailoc1019@gmail.com

Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp

1
Bạn cần hỗ trợ?